Đọc gì đây

6 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT TRƯỚC 30 TUỔI

30 tuổi là tuổi đẹp nhất của một người đàn ông!
Đừng mãi mãi là kẻ chậm tiến, loay hoay lạc lối trên sa mạc, trong khi người khác đã phi tới tận sao Hoả… Mỗi người mỗi cảnh nhưng time và cơ hội cho chúng ta là như nhau!
Không phải ngay từ nhỏ chúng ta đã được dạy rằng phải biết quản lý tài chính cá nhân, chúng ta không được dạy về cách sử dụng tiền, thậm chí 1 chút kiến thức về tiền cũng không có. Mà chỉ biết rằng khi có tiền thì mới có thể mua được nhiều thứ! Khi lớn lên chúng ta vội loay hoay đắm chìm trên con đường tìm kiếm việc làm và đam mê, tìm hiểu bản thân, nói cách khác hơn là lao đầu vào kiếm tiền để có thể tồn tại trong cs này, với khao khát, hy vọng rằng sau này ta sẽ khấm khá hơn!  Hạnh phúc và vui vẻ hơn v.v 
Nhưng càng trưởng thành, áp lực của việc kiếm sống, chi tiêu, độ tuổi khiến chúng ta càng thấm thía giá trị của đồng tiền và giá trị của thời gian. Đặc biệt bản lề gây dựng sự nghiệp – 30 tuổi, càng phải rạch ròi hiểu thấu điều này. Vậy để cuộc sống không quá chật vật, từ kinh nghiệm của những người anh đi trước bạn nên cố gắng đạt được 7 mục tiêu tài chính trước năm 30 tuổi, dưới đây: 

1. Có kiến thức về quản lý tài chính

Tôi biết bạn đang nghĩ rằng chỉ những người làm trong lĩnh vực này thì mới cần phải có kiến thức về tài chính. Nhưng không, bạn cần phải có những kiến thức cơ bản. Tại sao? Bạn là người đang hàng ngày chật vật, vật lộn với hàng tá những thứ liên quan đến tiền, vậy bạn hãy thử tự tìm hiểu về mấy cái gọi là tài chính đi. Nếu nó chả giúp ích gì cho đến thời điểm hiện tại khi bạn đọc bài viết này thì ít ra bạn vẫn có thể làm điều gì khác hơn cho tình hình tài chính của bạn hoặc bạn có thể chỉ cho con của bạn tránh đi trên con đường hàng triệu người đang đi giống bạn!
Bạn cũng nên hiểu lãi suất là gì, làm sao để đầu tư bởi vì đồng tiền không sinh lời là đồng tiền mất giá, đại loại như vậy. Có rất nhiều kênh trên youtobe, google… không hiểu thì lên đó mà xem và học tập! Đừng để thời gian chết!
Ngoài ra bạn cũng cần biết rằng con đường bền vững nhất để làm giàu chính là chăm chỉ lao động, tiết kiệm và nắm bắt cơ hội, không có cái giàu nào đến sau một đêm đâu.

2. Tạo ngân sách cho từng loại chi phí

Vào cuối hoặc đầu mỗi tháng, bạn hãy ngồi xuống, vạch ra chi tiết từng loại chi phí, ví dụ đơn giản thế này:
– Tiền ăn uống: X triệu 
– Tiền nhà: Y triệu 
– Tiền chi tiêu khác: Z triệu
Tôi tin rằng nếu không vạch ra rõ ràng từng loại chi phí thế này, bạn sẽ không có nhận thức và kế hoạch cụ thể. Tôi chắc rằng ít ai từng thử và làm điều đó. Và họ nói rằng, tiền tôi có bao nhiêu đâu? Hoặc tôi không có thời gian? Hoặc làm như vậy tiền của tôi có tăng thêm được đâu? V.v.

3. Tạo thói quen tiết kiệm trước khi chi tiêu

Sau khi bạn có lương, nếu như bạn cứ tiêu xài thả ga và tự nhủ với mình rằng cuối tháng còn bao nhiêu thì tiết kiệm bấy nhiêu, tôi xin là bạn sẽ chẳng còn đồng nào để tiết kiệm đâu. Tôi biết, khi bạn có lương bạn sẽ bắt đầu thấy “ngứa tay” trong đầu sẽ lên ý tưởng cho kế hoạch chi tiêu tương lai, nhưng chẳng có kế hoạch chi tiêu cụ thể nào cả. Và tin tôi đi. Chắc chắn là bạn sẽ tiêu hết vào những khoản không thực sự când thiết đâu, tháng nào cũng vậy, chi tiêu vào những thứ không cần mà chẳng làm tăng thêm 1 chút giá trị nào cho bạn cả, 
Sau khi tạo được ngân sách cho từng loại chi phí như tôi đã nói ở trên, hãy bỏ ra một khoản tiết kiệm luôn (10% là quá ngon lành) quá dễ dàng! 

4. Cân nhắc một số loại bảo hiểm

Bảo hiểm có thể giúp chúng ta rất nhiều khi có những sự kiện ngoài ý muốn xảy ra, ví dụ như bệnh tật.
Nếu tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đầy đủ, và mua thêm cả các loại bảo hiểm nâng cao nữa, có thể bạn sẽ đỡ đến 90% chi phí nằm viện. 

5. Có một khoản quỹ khẩn cấp

Cuộc sống luôn bất ngờ, không phải một năm một lần mà những bất ngờ xảy ra hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Và khoản này sẽ lớn dần nếu bạn không ốm đau bệnh tật gì!@ 
Đùng một cái, bạn bị hư xe, hoặc được mời 2 cái đám cưới trong cùng một tháng, nếu không có khoản quỹ khẩn cấp này, bạn sẽ phải sử dụng đến tiền tiết kiệm dài hạn của mình. Thực ra bạn cần phải có ít mối quan hệ nhưng chất lượng là được, còn nếu không 1 tháng 4 cái đám cưới cũng mệt lắm đấy!

6. Hãy “thích tiền”

Không ít người trong thời đại ngày nay chọn cuộc sống lười biếng và chẳng muốn làm gì cả. “Không làm mà muốn có ăn”.
Nhưng bạn phải nhớ rằng muốn thoải mái trong chuyện tiền bạc, ngoài việc tiết kiệm thì phải có nhiều khoản thu nhập khác nhau hoặc chăm chỉ để tăng mức thu nhập lên.
Đừng để khoản thu nhập không đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản của bản thân, thì lấy đâu ra mà tiết kiệm. Vậy nên thích tiền, thích làm việc để có tiền không có gì là sai cả. Chỉ là bạn đừng để đồng tiền điều khiển mình là được!
Đừng làm những gì mình chưa biết và hiểu về nó – nhất là khi đầu tư, nhớ nhé!
Và nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì bạn hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu các khái niệm về tiền!
6 mục tiêu trên, bạn đã thực hiện được bao nhiêu rồi? 
Mong rằng 1 chút share này sẽ giúp bạn có động lực hơn, chúc bạn thành công!
theo dõi trang cá nhân, riêng tư của mình tại đây
https://.www.facebook.com/lyvanhung21111

One thought on “6 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT TRƯỚC 30 TUỔI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *