Đọc gì đây

Cách dạy con về tiền bạc chi tiết dễ áp dụng

Dạy con tiết kiệm về tiền bạc

Dạy con cách tiết kiệm về tiền bạc

ĐỂ GIÚP CON THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC, BẤT CỨ BẬC PHỤ HUYNH NÀO CŨNG NÊN DẠY CON VỀ TIỀN BẠC DÙ Ở BẤT CỨ ĐỘ TUỔI NÀO

Ngoài những kiến thức chính từ sách giáo khoa, có những nội dung quan trọng mà gia đình và nhà trường cần phải dạy hướng dẫn cho trẻ từ lúc trẻ 3.4 tuổi cho đến khi trẻ trưởng thành. Đó là: 1) Kỹ năng sống, 2) Học làm người, 3) Giới tính, 4) Hướng nghiệp, 5) Tiền và quản lý tiền bạc.

Các nội dung: Kỹ năng sống. Học làm người, Giới tính, Hướng nghiệp, dần dần đã được đưa vào giáo dục trong nhà trường, và nhiều phụ huynh cũng chủ động giáo dục, hướng dẫn con em của mình các kiến thức này.

Điều khá bất ngờ là kiến thức về quản lý tiền bạc, một trong những việc khó khăn và quan trọng nhất của cuộc sống, thì lại bị bỏ ngỏ hoàn toàn. Trường không có giáo trình, giờ dạy. Thấy cô hầu như rất ít giảng thêm về tiền. Đa số cha mẹ thì lại không chủ động dạy con về tiền mà chỉ giảng giải cho con khi “có chuyện”. Hầu hết đều để cho con tự học theo kiểu quan sát, tự học từ môi trường.

Vậy nên vấn đề về tiền bạc luôn là mối lo của tất cả chúng ta, đặc biệt là các bậc cha mẹ. Dạy con con về tiền bạc, kỹ năng tài chính, nhận thức và sử dụng tiền đúng cách luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu trong tất cả các kỹ năng cần phải có cho trẻ ngay từ nhỏ. 

Có một câu nói luôn đúng đó là “Nếu chúng ta không làm điều đó, thì người khác sẽ thay chúng ta làm điều đó” Cha mẹ không dạy con về tiền, thì con sẽ học từ người khác, sẽ tự học. Khi đó còn có thể học sai hướng và điều này là một sự thiệt thòi cho con. Thực tế và những nghiên cứu cho thấy, khi có thái độ đúng về tiền và biết cách quản lý tiền bạc đúng đắn, tất cả những việc khác trong cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ trở nên dễ dàng, và dễ giải quyết hơn. Cơ bản vì tiền bạc luôn là căn nguyên của mọi chuyện.( Đúng chứ)

2 Lý do quan trọng vì: 1. Nếu dạy các nhận thức và tư duy về tiền đúng cách thì giai đoạn tuổi nhỏ sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao. 2, Tiền bạc là vấn đề cực kỳ quan trọng, nhưng Nhà trường lại không hề dạy hoặc không thường đề cập đến, thậm chí cả kỹ năng sống cũng vậy. Vậy chỉ có Gia đình, bố mẹ mới có khả năng dạy con các kỹ năng về tiền bạc mà thôi.

Để con của bạn có thái độ đúng với tiền và quản lí tiền bạc khôn ngoan thì hãy đọc những hướng dẫn chi tiết đối với từng độ tuổi dưới đây. Đừng để con bạn mắc phải những sai lầm như chính chúng ta: 

Bài viết này bao gồm các liên kết quảng cáo mà chúng tôi có thể nhận được tiền nếu bạn nhấp vào, miễn phí cho bạn.

1. Dạy con về tiền bạc từ 3-5 tuổi

Ngay khi trẻ 3 tuổi chúng ta có thể dạy con nhận biết tiền. “Tờ này 10.000 đồng, tờ kia là 20.000 đồng”. Đôi khi chúng ta đưa con ra quầy tính tiền ” Hộp sữa này là 20.000 đồng…, mình trả cho cô bằng tờ 20.000 đồng này nhé”. Độ tuổi này con cũng đã biết bắt đầu nhận thức và đòi hỏi, vậy nên đôi khi ba mẹ cũng nên nói với con rằng tiền này do lao động mà ra, hoặc lúc đi làm thì nên chào con bằng cách ba phải đi làm để có tiền mua sữa nha con..vv. Đừng nuông chiều bằng cách trẻ đòi gì cũng mua, hãy nói với con rằng: 1 ngày bố chỉ có từng này tiền. Không mua được con ạ. Để con nhận thức được tiền giá trị của sức lao động chứ không phải chỉ là một tờ giấy. Đừng nghĩ trẻ con chưa thể hiểu được điều này, chính cha mẹ bằng 1 cách nào đó giúp con hình thành nhận thức đúng đắn.

2. Dạy con về tiền bạc từ 6 -10 tuổi

Từ 6 – 10 tuổi, Con cần tự lựa chọn cách tiêu tiền của mình

Ở độ tuổi này, điều quan trọng là phải giải thích cho con hiểu về tiền: Tiền là hữu hạn và điều quan trọng là phải đưa ra những lựa chọn khôn ngoan, vì một khi con tiêu hết số tiền mình có, con sẽ không còn gì để tiêu nữa. Ở độ tuổi này, con cũng nên duy trì các hoạt động về tiết kiệm, chi tiêu và sử dụng 3 chiếc lọ phân bổ tiền, hay thiết lập mục tiêu; cha mẹ nên cân nhắc cho con bắt đầu tham gia vào các quyết định tài chính của gia đình:

Dạy con tiết kiệm và để dành tiền: Để tiênd trong heo đất sẽ tạo sự hồi hộp về số tiền khi khui heo, còn để tiền trong heo thủy tinh sẽ giúp con thấy rõ tiền tích lũy và tăng lên. “Tuần trước con có 50 đồng, tuần này con đã có 2 tờ 50 đồng rồi kìa”. Điều này sẽ giúp con thích thú và mong muốn tiết kiệm. 

Nhìn rõ được số Tiết kiệm bằng hũ thuỷ tinh
Nhìn rõ được số Tiết kiệm bằng hũ thuỷ tinh

6-10 tuổi là giai đoạn hoàn hảo để giải thích cho con sự khác biệt giữa mong muốn (want) và nhu cầu (need): Mục đích để con có thể đưa ra những lựa chọn về tiền bạc tốt hơn sau này. Cùng con thảo luận về sự khác biệt giữa “nhu cầu” và “mong muốn”, đồng thời khuyến khích con suy nghĩ về những điều này trước khi tiêu bằng cách:

    – Hãy để con dùng tiền từ heo đất để mua đồ con muốn. Có thể góp cùng con 1 số tiền nhỏ để mua đồ và giúp con biết quý đồng tiền hơn, và quý trọng món đồ đã mua. Thâmh chí hãy để con suy nghĩ về món đồ con dự định mua 1 vài ngày, và hỏi lại xem con cần mua hay chỉ muốn mua. 

   – Hãy làm gương cho con: Một nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy rằng, thói quen về tiền bạc của trẻ em được hình thành từ năm 7 tuổi và có khuynh hướng bắt trước, coppy từ những hành vi của cha mẹ. Do vậy, người lớn phải làm gương, nói đi đôi với làm, không chỉ về quản lý tiền bạc, mà còn đối với tất cả những việc làm hàng ngày. Đừng để con thấy một sai lầm vung tay, hành vi ứng xử sai lầm về tiền của cha mẹ, bởi vì chúng luôn lưu giữ hình ảnh đó trong đầu. 

Dạy con về sự đánh đổi: 

“Nếu con mua trò chơi này thì năm sau con mới có thể mua giày”. Con cần học cách cân đo sự quan trọng của các món đồ để ra quyết định. Hãy hỏi lại con “Con thích game này thật hả? Con không thích đôi giày này nữa hả? Con suy nghĩ kỹ chưa?”. Không chỉ về tiền bạc, mà chúng ta hãy luôn dạy con về sự đánh đổi (lựa chọn) trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chọn A thì không có B và chọn B thì không có A. Đó còn là cách dạy con về sự chấp nhận. Biết chấp nhận và không đòi hỏi mù quáng (không lý do).

Dạy con cách kiếm tiền bằng cách cho con phụ làm công việc nhà:

Hãy phân biệt những công việc thuộc trách nhiệm bản thân con: Đánh răng, rửa mặt, dọn giường, dọn dẹp phòng…. và không nên thưởng tiền cho con. Mà phải giải thích đó là trách nhiệm của con đối với Bản thân và với gia đình, không đánh răng thì sâu răng, vv. Những việc như: Lau dọn vườn, nhổ cỏ… thì cha mẹ có thể thưởng điểm và đổi thành tiền công cho con. Đây là cách dạy con làm việc, kiếm tiền và quý tiền.

3. Dạy con về tiền bạc từ 11- 15 tuổi

Tiết kiệm tiền càng sớm, con sẽ càng có nhiều tiền

Bước vào cấp hai, trẻ đã có thể hiểu rõ cách thức hoạt động của tiền, cũng như bắt đầu có quan điểm cá nhân về cách chi tiêu và tiết kiệm. Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể chuyển hướng: thay vì dạy con biết tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn, hãy tập trung vào các mục tiêu dài hạn hơn. Thay vì để con dùng toàn bộ tiền tiêu vặt để mua những thứ đắt tiền, cha mẹ hãy chỉ cho trẻ biết cách trích bớt số tiền con có để tiết kiệm, và sinh lời.. Giới thiệu cho con khái niệm về lãi suất kép – đó là tiền con kiếm được từ hai nguồn sau: khoản tiết kiệm của con và lãi suất trong quá khứ từ khoản tiết kiệm của con, đó là lãi suất kép.

Tiết kiệm càng sớm càng tốt

Tiết kiệm càng sớm càng tốt

Dạy con rõ hơn sự khác biệt giữa cần và muốn, nên làm gì với tiền.

Chỉ cho con hoãn lại 1 vài ngày trước khi quyết định dùng tiền tiết kiệm để mua món gì đó mà con quá thích. Thời gian qua đi con sẽ thấy niềm yêu thích đó chỉ là nhất thời và không thật sự muốn.

Cho con tham gia vào các kế hoạch tài chính khi đi chơi, mua vé du lịch, dự tính và bàn luận ngân sách cho ngày nghỉ đó và Dạy con biết “cho đi, biết làm từ thiện, hướng về điều tốt đẹp. Ba mẹ có thể dẫn con cùng tham gia các chương trình từ thiện, hoặc hướng cho con tổ chức từ thiện cùng bạn bè. Tiền cho từ thiện phải là tiền do con làm ra hoặc tiết kiệm được. Và dạy cho con sự cảm thông với người khác. Dạy cho con cảm nhận sự hạnh phúc của người “cho đi”. “Con cho như vậy là con cảm thấy hạnh phúc, vì con giúp được người khác, và con sẽ cảm nhận giá trị của những đồng tiền con làm ra, con sẽ cảm nhận hạnh phúc khi con trao đi cho người khác.

Nếu cha mẹ có đủ khả năng, hãy cân nhắc việc lập một tài khoản tiết kiệm cho con. 

Ví dụ, gửi 1.000.000 đồng vào ngân hàng và nhận bảng sao kê mỗi tháng, cho con thấy tiền lãi tăng lên mỗi tháng và số tiền tăng lên theo thời gian. Bạn cũng có thể khuyến khích con để tiết kiệm một phần tiền tiêu vặt hàng tuần.

4. Dạy con về tiền bạc từ 16 – 18 tuổi

16- 18 tuổi: Chuẩn bị hành trang bước ra thế giới, dạy con về tiền hãy chắc chắn rằng đã cân đã cân nhắc kỹ lưỡng giá trị của mỗi món đồ.

Có thể chúng ta thấy rằng con đã lớn, nói là dạy, nhưng thực chất là chỉ bảo và lắng nghe từ con cái, nếu làm không đúng sẽ rất dễ khiến con cái nghĩ rằng: Cha mẹ đang tạo áp lực, hoặc ép buộc con.

Những năm trung học phổ thông cũng chính là giai đoạn cuối cùng trước khi con tự mình bước ra thế giới. Mặc dù có thể khó khăn, nhưng những cuộc trò chuyện về tiền bạc là điều quan trọng cần có với con. Trước khi con học đại học hoặc bắt đầu công việc đầu tiên, hãy giúp con hiểu sức mạnh của tiền bạc có thể giúp con thành công cả khi lần đầu con bước ra thế giới hay tương lai nhiều năm sau này. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn con về cách thức hoạt động của các khoản vay và quá trình hoàn vốn, để con hiểu rằng việc vay tiền bây giờ có nghĩa là con có thể phải trả lại nhiều hơn trong tương lai. Khuyến khích con đặt câu hỏi liên quan đến tiền và tạo môi trường an toàn để con có thể tìm hiểu về nó. 

Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng rằng trong giai đoạn này con của họ đã lớn, và đã biết suy nghĩ và phó mặc cho con đường tài chính, vấn đề tiền bạc cho con tự xử lý. Mà họ không biết rằng đây mới là thời gian quan trọng nhất xác định con của họ có thành công hay không về vấn đề tài chính cho tương lai của bản thân nó.  

Chính bản thân tôi trải nghiệm, thực sự khó khăn khi mới bước chân vào đại học, và chỉ khi vào đại học bản thân mình mới tự tìm hiểu và tiếp cận về tài chính thông qua những cuốn sách như: con đường tự do tài chính, thịnh vượng tài chính tuổi 30 v.v… và thật may mắn tôi đã biết đến tài chính trước khi quá muộn!

Các hoạt động về tiền bạc dành cho lứa tuổi 16-18

1. “Hãy ngồi lại với con và lập một ngân sách bao gồm các danh mục và chi phí hàng tháng”.

Mặc dù con không phải trả các hóa đơn hàng tháng như hóa đơn điện nước, nhưng nếu con phải tự trả tiền cước điện thoại di động, hoặc chi tiêu cho các món quà sinh nhật dành tặng bạn bè … thì cha mẹ có thể dạy con tính những khoản phụ này vào ngân sách.

Tôi biết trong giai đoạn trung học có nhiều em đã phải tự trả tiền trọ, tiền ăn uống chi tiêu, phục vụ cho việc học cấp 3, và có cả sự trợ giúp của cha mẹ. Khoảng thời gian này chính là lúc con đã tiếp xúc và trải nghiệm vấn đề về tiền, chi tiêu và quản lý nó. Là bậc cha mẹ hãy thấu hiểu và chia sẻ, hướng dẫn nhiều hơn trong độ tuổi này, đừng để con của mình chịu quá nhiều áp lực về tiền. 

2. Thảo luận về chi phí học đại học: Khi con bước vào đại, hãy thảo luận về chi phí học đại học và học phí. Điều này sẽ giúp con tự nhận thức và làm chủ được tiền bạc của mình, tăng năng lực ổn định tài chính và thành công lâu dài. Các trang web như College khám phá các vấn đề xoay quanh tài chính ở trường đại học. Lúc này con đã nhận thức rõ và không còn bỡ ngỡ về vấn đề tài chính nữa. Nhưng vẫn cần sự tìm hiểu và tìm tòi sâu hơn.

Tính Chi phí đi học

Tính Chi phí đi học

Điều mà bản thân mình nhận thấy rằng, có rất nhiều sinh viên khi bước vào Đại học mới ngỡ người ra vì bản thân chưa bao giờ được tiếp xúc với vấn đề tài chính, thậm chí chịu rất nhiều áp lực về nó, và có thể bỏ học chỉ vì tiền là gánh nặng, tâm lý về tiền mơ hồ và mất phương hướng trong cuộc sống của  mình.

3. Khuyến khích con tìm việc làm và kiếm tiền. Làm thêm công việc ngoài giờ, làm thêm công việc liên quan đến phát triển kỹ năng chuyên ngành học của bản thân v.v và có rất nhiều cơ hội khác để con kiếm thu nhập trực tuyến như dịch thuật, gia sư tiếng Anh hoặc viết bài tự do.

Dạy con làm thêm kiếm tiền

Dạy con làm thêm kiếm tiền

Khi bắt đầu làm việc, con sẽ hiểu hơn về giá trị của đồng tiền, biết thông cảm với công việc của cha mẹ và biết được điều gì là cần thiết để gia đình trang trải cuộc sống.

4. Giới thiệu khái niệm đầu tư: Khi con đã thành thạo các kỹ năng cơ bản liên quan đến ngân hàng, hãy khuyến khích con tìm hiểu về sự phức tạp của thị trường toàn cầu hóa, khám phá ý tưởng về cổ phiếu, quỹ tương hỗ hoặc tài khoản tiết kiệm.

Đầu tư

Có nhiều gia đình giàu quá mức, thương con đến mức bao cấp toàn bộ chuyện tiền bạc cho con. Làm như thế là không hoàn toàn đúng. Con cái được đặt tiền vào tay thì có thể sẽ không có bản lĩnh để quản lý tiền, không có bản lĩnh để vượt qua khó khăn nếu sóng gió ập đến. Cha mẹ khôn ngoan sẽ dạy con như thế này “Ba mẹ luôn yêu thương con, nhưng khi con lớn lên con sẽ là người làm ra tiền, quản lý tiền và sinh sôi tiền. Con phải chịu trách nhiệm với cuộc sống, và tiền bạc của chính mình. Ba mẹ không thể làm thay cho con”.

5. Dạy con về 4 nhóm nghề nghiệp: làm công, làm tự do, làm chủ doanh nghiệp, làm nhà đầu tư dài hạn. Dạy con tự tìm hiểu “Con thích làm gì nhất. Con làm cái gì giỏi nhất. Xã hội đang cần cái gì nhất. Nếu con được 3 trong 1 thì quá tốt. Không thì con phải lựa chọn theo từng giai đoạn”.

6. Dạy con biết hiệu quả của lãi suất kép: như “Tiết kiệm đều đặn mỗi tháng, đầu tư khoản tiền này, sau một thời gian sẽ có cả gia tài” trang 138, “Khi con bắt đầu làm ra tiền con cần phải tiết kiệm. Ngay khi nhận được tháng lương đầu tiên, con hãy trích ngay 10% để giữ lại. Con tiết kiệm hàng tháng, hàng năm, và đầu tư số tiền này sau một thời gian, nhờ tác dụng của lãi suất kép, con sẽ có 1 số tiền lớn cho mục tiêu tài chính của mình”. Con tiết kiệm 1 tháng 3 triệu, đầu tư với tỷ suất sinh lợi 15%/năm, sau 20 năm con sẽ có 4.2 tỷ. Dạy cho con về những công cụ đầu tư của nhà đầu tư nghiệp dư, trong đó quan trọng nhất là bất động sản đấu tư và quỹ đầu tư, và đặc biệt là có phiếu dài hạn. Nhưng con cần nghiên cứu kỳ để chọn lựa và đầu tư cho đúng.

7. Dạy cho con nguyên tắc về rủi ro, nguyên tắc “Không bao giờ có một bữa trưa miễn phí trong kinh doanh và đầu tư. Khi có dự án cam kết tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngân hàng thì chắc chắn là có rủi ro, khó xảy ra. Còn dự án mà cam kết cao hơn ngân hàng nhiều lần thì mang tính lừa đảo. Tránh xa nợ càng sớm càng tốt.

Dạy con tránh xa Nợ
Dạy con tránh xa Nợ

Dạy con chơi với bạn công bằng, quân tử. Không lợi dụng bạn về tiền bạc. và cũng không để bạn lợi dụng.

Dạy con về giá trị của con người. Dạy con không theo đuổi những vật chất phù phiếm.

Dạy con “Tiền bạc cực kỳ quan trọng nhưng chỉ là phương tiện, chứ không phải là mục tiêu. Mục tiêu là những gì mà tiên đem lại cho cuộc sống của con, mục tiêu còn là hạnh phúc, và là những giá trị mà con đóng góp cho cuộc đời.

5. Lời nhắn gửi cách dạy con về tiền bạc

Kiến thức, kỹ năng về tiền bạc và tất cả những hành vi đối với tiền là vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với các thế hệ mai sau của chúng ta. Là bậc cha mẹ, là những người từng trải, hiểu tầm quan trọng về tiền hơn bất cứ ai, chúng ta luôn muốn những điều tốt nhất cho con nhưng hãy biết cách dạy con về tiền một cách hợp lý, phù hợp. Đừng để con mắc những sai lầm về tài chính mà ảnh hưởng đến tương lai của con sau này. 

Dù cuộc sống, hoàn cảnh mỗi gia đình là khác nhau, nhưng quan trọng cách tư duy, hành vi về tiền bạc đúng đắn, chắc chắn người đó sẽ thành công, mong rằng các bậc phụ huynh cũng như bạn trẻ nào đó vô tình đọc được đến dòng cuối này sẽ thành công! Đừng quên để lại chia để bài viết mình được cải thiện hơn nhé!

Mong bài viết này hữu ích

Instagram: Ly Hung_Gios.


theo dõi trang cá nhân, riêng tư của mình tại đây
https://.www.facebook.com/lyvanhung21111

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *