Kỷ luật bản thân là gì?
Định nghĩa riêng về kỷ luật bản thân là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân và khắc phục những điểm yếu của bản thân. Đó là khả năng theo đuổi những gì người ta cho là đúng. Bất chấp những cám dỗ để theo đuổi nó.
Kỷ luật bản thân là tìm ra những lý do thuyết phục để làm điều gì đó cam kết bản thân sẽ hoàn thành nhiệm vụ hoặc hành động theo đuổi nó cho đến cùng.
Xem vấn đề của bạn là gì, cho đến khi bạn bắt đầu than vãn và phàn nàn về việc mình không đạt được thành công, rên rỉ và chán nản về ý chí của bản thân, phàn nàn rằng bạn không có được bất kỳ động lực nào và dường như bạn không thể tiến bộ hơn trong cuộc sống.
Hãy xem kỷ luật bản thân bắt đầu từ việc bạn làm chủ được suy nghĩ của mình. Nếu bạn không kiểm soát được những gì bạn nghĩ, thì bạn không thể kiểm soát được những gì bạn làm. Vì vậy, đừng nói với tôi về những thất bại của bạn, đừng nói với tôi rằng bạn không thể thành công. Tôi sẽ cho bạn biết lý do vì sao bạn thất bại. bạn thất bại vì hàng ngày bạn không muốn chịu khổ, không đưa ra được kế hoạch.
Như một câu nói: “Mọi người đều muốn lên thiên đường nhưng không ai muốn chết”. Nó đúng: và để biến ước mơ thành hiện thực bạn cần đó là thói quen kỷ luật bản thân.
Tại sao lại cần kỷ luật bản thân?
Xung quanh bạn, sẽ có rất nhiều đối thủ, họ đang dốc lòng làm việc, tập luyện kế hoạch và sẵn sàng để hạ gục bạn. Có thể bây giờ bạn chưa chạm trán phải nhưng chắc chắn một lúc nào đó bạn sẽ phải đối đầu với cuộc chiến này. Đó là lý do vì sao bạn phải luôn tự chuẩn bị tất cả mọi thứ trong tư thế sẵn sàng: về thể chất, về tinh thần, về trí tuệ và cảm xúc. Và điều quan trọng nhất vẫn là chính bản thân bạn, bạn không muốn giết chết bản thân bằng sự trì hoãn của mình!
Vậy làm thế nào để kỷ luật trở thành thói quen thì hãy đến với những tips chi tiết sau:
1. Xác định mục tiêu và lên kế hoạch kỷ luật cho bản thân.
Mỗi chúng ta đều có một mục đích sống, theo nghĩa nào đó là chúng ta được sinh ra để làm nó, nhiệm vụ của chúng ta là phải thực hiện mục đích đó Và có thể bạn không làm nó cũng được thôi. Nếu bạn thích buông thả và trì trệ.
Hãy thử xem. Lý do bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng là gì? Nó không đơn giản chỉ là mở mắt, đánh răng, ăn sáng đi làm việc. Đó là hành động thể hiện bạn đang tồn tại, bạn đang sống, nó hoàn toàn bị động. Bạn có bao giờ ngủ dậy mà vẫn không biết hôm nay mình làm gì không? Hay nhất định hôm nay mình phải làm một việc gì đó cảm thấy có ích? Nhưng cuối cùng là chẳng làm được gì mang lại giá trị cả. Là bởi vì bạn không có kế hoạch, không có mục tiêu, dù chỉ là trong suy nghĩ cũng đủ để bạn hành động.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn, hãy viết mỗi ngày. Nếu bạn muốn trở thành mônt nghệ sĩ hãy vẽ và sáng tạo. Nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh thì hãy cứ chụp ảnh đi. Bất cứ điều gì bạn muốn làm bạn chả cần thêm động lực, hoặc bất kỳ một nghiên cứu hoặc lời khuyên nào cả, bạn chỉ cần bắt đầu thực hiện điều đó điều mà bạn quan tâm và giải quyết nó mỗi ngày. Bởi vì mục đđíchYS tưởng trong đầu bạn sẽ mang lại mong muốn nội tại thôi thúc và đẩy bạn tiến gần hơn tới mục tiêu của mình. Và khi bạn biết bản thân muốn gì bạn sẽ tự biết được kế hoạch cần phải làm.
Bạn lên kế hoạch là lúc bạn đang làm một điều gì đó có mục đích cho cuộc đời của chính mình, bạn lên kế hoạch cho bạn trong 24h thì khi đó cuộc sống của bạn chủ động 100%. Nhưng thực sự điều đó có dễ dàng? không, nó khó xảy ra.
VD: Khi bạn đang làm một điều gì đó trong kế hoạch của bạn nhưng lại có một vị khách gọi điện chen ngang, vậy đó thời gian của bạn đứt quãng. Mọi kế hoạch đổ bể.
Nhưng khi bạn càng thiết lập được những khoảng thời gian làm việc riêng cho bản thân chi tiết bao nhiêu thì bạn càng dành được sự chủ động bấy nhiêu, và quyền kiểm soát cuộc sống của bạn càng lớn bấy nhiêu. Và khi đó bạn thấy mình sống có mục đích và sống có trách nhiệm hơn.
2. Hãy tin tưởng vào những gì bạn làm.
Chẳng có ai đang làm một công việc mà không có niềm tin vào nó cả, hay chính xác hơn là tin tưởng vào lựa lựa chọn và đánh đổi của bản thân. Tin vào khả năng bản thân có thể hoàn thành nó.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc hình thành một kế hoạch hành động hiệu quả bao gồm thời hạn hoàn thành mục tiêu của mình. Nó cũng phải đc xây dựng dựa trên nền tảng của các cột mốc mục tiêu nhỏ để ta có thể quản lý đc.
Mục tiêu nhỏ sẽ đảm bảo rằng bạn đang làm việc để đạt được kết quả mong muốn của mình trong từng giai đoạn. Nó giúp bạn chạm vào cảm giác kiểm soát được các nhiệm vụ và dự án mà bạn đang thực hiện. Điều cuối cùng bạn phải tránh là không thể để bản thân bị choáng ngợp. Mệt mỏi và cảm thấy quá nhiều mục tiêu nhỏ phải làm khiến ta khó chịu và bực bội. Bởi bản thân chúng ta luôn muốn nhanh và nhanh, nhanh có được kết quả. Né nó ra bởi vì nhanh chóng dẫn đến sự trì hoãn, và sau đó là trì trệ và tất nhiên trì trệ sẽ không thể tồn tại trong bạn tính tự giác. Tự giác là mức độ cao nhất của sự tin tưởng của bản thân mà hầu hết chúng ta không nhận ra.
3. Kiên trì, bền bỉ thực hiện mục tiêu mỗi ngày đến khi nó thành thói quen.
Ngay cả khi đã có một mục đích vững chắc và một kế hoạch thiết thực, 95% chúng ta vẫn không đạt được mục tiêu của mình. Bởi vì chúng ta không kiên định với mục tiêu.
Chúng ta cần thực hiện mỗi ngày và nỗ lực hết mình. Hành động đơn giản đó là đắm chìm mình trong công việc của bạn và nó sẽ mang lại kì diệu. Cái hay là nhiều người trẻ trong chúng ta thường bị chi phối bởi rất nhiều thứ trong cuộc sống, tệ hơn là không kiểm soát được bản thân với các mối quan hệ, các nhu cầu trước mắt, cám dỗ, facebook, game và những thứ mang lại cảm xúc nhất thời. V.v
Bạn phải thấy rằng bạn cần phải tập trung và đương đầu với quá trình gian khổ cần có thì mới đạt được bất cứ điều gì vĩ đại. Bạn phải bỏ ra vô số thời gian làm việc trước khi gặt hái được bất kỳ lợi ích nào. Bạn có dám bỏ ra cả 6 tháng trời chỉ để tìm hiểu và học làm youtuber, trong khi không có lấy một đồng lãi nào và chỉ ăn bám bố mẹ?
Vì vậy, kỷ luật bản thân không gì khác ngoài thói quen nhất quán tìm động lực để làm điều gì đó lặp đi lặp lại, cho đến khi nó trở nên tự động và bắt đầu thấy kết quả. Do đó ngay cả khi bạn thất bại một lần, 2 lần Khả nằn tiếp tục đứng dậy của bạn chính là thứ hun đúc bạn trở thành một người có kỷ luật và mạnh mẽ hơn. “Một ngày tồi tệ không nhất thiết phải trở thành một tuần tồi tệ, và một tuần tồi tệ không nhất thiết phải trở thành một năm tồi tệ”. Khi bạn thức dậy, hãy nhớ rằng ngày mới là một cuộc sống mới hãy tiến về phía trước bằng cách mở mắt và tập trung vào những gì trước mắt bạn, đó chính là cuộc sống.
4. Chấp nhận gian khổ một cách tự nguyện.
Biết chấp nhận là một yếu tố không thể bỏ ra khỏi một con người có tính kỷ luật. Hãy nhìn nhận nó với những khía cạnh sau:
Nếu đau đầu thì đừng chửi bới và đừng chửi bới mỗi khi bạn đau tai.. và đừng phàn nàn với chính bản thân bạn… tại sao lại như vậy…v.v tự nguyện chịu gian khổ là một trong những cách giúp ta có thể xây dựng kỷ luật cho bản thân. Tự nguyện khó khăn có nghĩa là liên tục kiểm tra bản thân và bằng cách làm cho cuộc sống thường ngày không thoải mái theo một cách nào đó. Chúng ta tự làm khó mình theo cách tưởng như điên rồ. Chấp nhận khó khăn có thể là bỏ bữa, nhịn đói qua đêm, tắm nước lạnh, không hút thuốc, ngủ quên trên bàn làm việc, …và bạn có thể chọn không lên mạng xã hội vài ngày, vứt điện thoại thông minh vào ngăn kéo, thử thử từ bỏ đi một thói quen xấu của bản thân và làm điều đó đủ thường xuyên. Và bạn sẽ bắt đầu hiểu cảm giác bất lực, thiếu thốn và khó khăn là như thế nào và bạn có thể sống chung với nó hay vứt bỏ nó. Khi bạn hiểu được điều đó. Mọi thứ đối với bạn không còn quan trọng nữa (ý tôi là mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng bởi vì không có chúng bạn vẫn sống tốt). Nên hãy biết chấp nhận khó khăn và vượt qua nó!
5. Đừng bao giờ đóng vai là “nạn nhân” theo thời gian nếu muốn kỷ luật.
Tôi không có cơ hội, tôi không có điều kiện, tôi đâu phải anh ta, tôi không thể làm điều này bởi vì trước đây tôi chưa từng làm, chưa từng học…
Đó những cái cớ mà mọi người sử dụng để biện minh cho việc trở lại con người cũ thay vì phấn đấu để trở nên tốt hơn.
Đừng để bản thân trở thành nạn nhân, nếu bạn không muốn làm một việc gì đó thì đừng ép buộc bản thân,vì khi ấy kỷ luật, kiên trì và quyết tâm để làm Nó chỉ là vô nghĩa, và cuối cùng bạn trở thành nạn nhân của cái được coi là kỷ luật! Cơ thể bạn có thể không có lỗi, nhưng cuộc sống của bạn phụ thuộc vào việc bạn xác định những gì nằm trong tầm kiểm soát của bạn và nắm bắt những thứ đó vào tay của chính bạn. Bạn phải rèn luyện bản thân để định hình những việc này theo cách này, việc kia theo cách kia thay vì ngay lập tức dùng đến sự tự thương hại bản thân bằng từ “Không thể”, ” khó quá” v.v
Và việc đổ lỗi cho người khác chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi có sự cố xảy ra. Nhưng chỉ những người có bản lĩnh vững vàng mới có thể đứng lên giải quyết – ngay cả khi đó không phải là lỗi của họ. Hãy là người bước vào hành động, chứ không phải là người nhìn theo hướng khác và đổ lỗi. Khi bạn biến mình trở thành nạn nhân của bản thân hoặc nạn nhân của người khác, bạn sẽ từ bỏ quyển kiểm soát và tự miễn trách nhiệm cá nhân của mình. Theo thời gian bạn sẽ là nạn nhân của chính bạn. Bởi vì bạn không hành động thì đồng nghĩa với thời gian sống của bạn đang chết đi và sư tiến bộ về ý chí sẽ trở thành một nhiệm vụ bất khả thi.
6. Hãy kìm hãm (trì hoãn) sự hài lòng của bản thân.
Bạn có thấy cây cối, chim chóc, kiến, nhện và ong đang thực hiện các nhiệm vụ riêng lẽ của chúng để đưa thế giới vào trật tự theo cách tốt nhất chưa?
Sự trì hoãn hài lòng liên quan đến khả năng chờ đợi để đạt được điều bạn muốn. Hãy tưởng tưởng một bữa tiệc Giáng sinh của công ty khi bạn bắt gặp những đĩa thức ăn ngon và hấp dẫn khi bạn đang cố gắng giảm cân. Nếu bạn nhượng bộ và lập đầy đĩa thức ăn và thầm nghĩ chỉ một lần này thôi, hãy cho bản thân một cơ hội sau bao ngày vất vả giảm cân. Những hãy tắt ngay suy nghĩ đó đi. Hãy nhớ rằng bạn có thể tắm nước lạnh, có thể từ bỏ những thứ không thể để có được như ngày hôm nay.
Khả năng chống lại sự cám dỗ và kiên định với mục tiêu của chúng ta thường được gọi là kỷ luật bản thân và trì hoãn sự hài lòng chính là một phần trọng tâm của hành vi này. Chúng ta bỏ những gì chúng ta mong muốn của hiện tại để chúng ta sẽ có được những thứ khác, thứ gì đó tốt hơn cho tương lai sau này.
7. Bỏ ngoài tai những gì người khác nói về bạn.
Marcus Aurelius nói: “Khi người khác đổi lỗi cho bạn hoặc mọi người lên tiếng chỉ trích hay tương tự, hãy đi vào tâm hồn họ và hãy thậm nhập vào bên trong họ và xem họ là người như thế nào. Bạn sẽ nhận ra rằng không cần thiết phải lo lắng rằng họ nên giữ bất kỳ ý kiến cụ thể nào về bạn”.
Bất cứ khi nào bạn bước ra khỏi tiêu chuẩn, và tuyên bố rằng bạn tin rằng bạn có mục đích sống đặc biệt, và bạn sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được nó, sẽ có những người phản đối. Những người này chỉ yêu bạn nhưng họ sợ sự tiến bộ, vì vậy họ chống lại mọi thứ và ý kiến của họ chỉ là điều tồi tệ đối với sự kỷ luật của bạn. Những gì mà bạn làm chỉ có bạn mới biết. Mọi lời phán xét của người khác chỉ là tác nhân khiến bạn nỗ lực hơn.
Bạn cần nhận ra rằng việc cho phép bản thân khó chịu trước ý kiến của một người mà bạn không biết hoặc không tôn trọng bạn thì bạn ngu ngốc giống như khi bạn bực bội về thời tiết. Thật lãng phí năng lượng với họ.
8. Tìm những người giỏi kỷ luật bản thân để bắt trước họ.
Đã đến lúc bạn nên hướng ra ngoài để tìm câu trả lời để giúp tăng cường kỷ luật tự giác của bạn. Chứ không phải tự bản thân bạn đủ cảm thấy mình có thể làm được nó. Cách để đi nhanh hơn từ Hình tượng của mình.
Cụ thể, hãy xác định các mô hình vai trò. Hình mẫu của bạn có thể là bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của bạn, những người đã đạt được mục tiêu mà bạn đang hướng tới. Hãy tự hỏi bản thân ai đang làm điều này ngay bây giờ. Ai đã thực hiện thành công mục tiêu này? Ai đã thực hiện thành công thói quen này? Ai đã thực hiện thành công thay đổi này? Ai có kỷ luật tự giác cần thiết trong lĩnh vực này? Tôi có thể học được gì tử những người này để giúp tôi trong suốt cuộc hành trình này của mình? Hãy giành thời gian để hỏi những người này xem họ đã kỹ luật bản thân như thế nào. Và bản thân hãy thực hiện nó đi.
9. Nghiêm túc xem lại những trải nghiệm đã qua.
Tự nhận thức, tự kiểm tra và tự quyết định. Nó tự gặt hái được những gì. Nó thành công theo cách riêng của nó: “Một trong những cách tốt nhất để trở nên kỷ luật hơn là tự soi xét bản thân và tìm ra điểm yếu của mình. Hãy trung thực một cách tàn nhẫn và sử dụng thời gian này để kết nối với tiềm thức của bạn. Thực hành hồi tưởng một cách nhất quán sẽ cho phép bạn tự nhận thức rõ ràng hơn qua mỗi bước trong ngày bởi vì bạn sẽ tích cực thu thập thông tin để hành thành và trình bày rõ ràng các câu trả lời mang tính xây dựng cho những câu hỏi nảy ra trong suốt quá trình hiện thực hóa mục tiêu của mình.
Hãy nhớ hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là đích đến! Người thành công luôn coi trọng quá trình hơn là đích đến.
Mong rằng bài này có ích với bạn
https://.www.facebook.com/lyvanhung21111