Đọc gì đây

BÀI VIẾT HAY NHẤT VỀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Xin chào! Thật vui khi bạn đang đọc bài viết này, có thể nội dung bạn đang tìm kiếm liên quan đến việc sử dụng ngôn từ, văn phong và ngữ nghĩa hay nhất để phục vụ cho việc viết nội dung blog hoặc những thứ gì đó chỉ để thoả mãn việc đọc của mình. Hay nói cách khác là phát triển thêm những gì bạn muốn biết. Tôi cũng đã từng trải qua điều này, tôi lục tung cả các công cụ tìm kiếm nhưng không tìm thấy một bài viết về phát triển bản thân nào chất lượng khiến tôi thực sự thích. Chính vì vậy, đây là những điều tôi muốn bạn đọc được nó như một lời chào, chúc bạn có một ngày làm việc tích cực. Đây là bài viết không giải thích loằng ngoằng những thuật ngữ mà khi bạn tìm đâu trên mạng xã hội cũng thấy. Mà tôi muốn đi sâu và trực tiếp vào những gì có giá trị ngay lập tức và có chất lượng đối với độc giả!

Nghiện điện thoại quá nhiều


Có phải niềm tin vào một xã hội lành mạnh, đang tan rã và những xu hướng này dường như đang xảy ra ở nhiều giai đoạn xã hội, không chỉ của riêng một ai kể từ khi sự phát triển của khoa học công nghệ với mầm mống kèm cơ hội mà nó mang lại. Vậy vấn đề của chúng ta là gì? Tại sao, trong một thời kỳ thịnh vượng, tiềm năng lớn kèm rủi ro cao như vậy, chúng ta lại đi thụt lùi về sự khôn ngoan hơn là cố gắng trở nên thông minh hơn? làm sao để trở nên khôn ngoan hơn trong một xã hội với những cánh cửa hướng ra thế giới luôn rộng mở. Nhờ công nghệ và đổi mới, tiềm năng được kéo dài vô tận. Nhưng hậu quả không lường của sự “Dư giả” khi chúng ta tiếp nhận thông tin và đứng giữa các lựa chọn sống một ngày ở thế giới công nghệ Bằng lượng thông tin mà tổ tiên ta nhận được cả đời. Trong khi chúng ta lại khộng có khả năng xử lý và tập trung một cách triệt để.

Tất cả chúng ta đều có những cuộc đấu tranh của riêng mình?

Một số người trong chúng ta đấu tranh với sự trì hoãn, tính khí không kiểm soát được, nghiện đường, thuốc lá, rượu bia hoặc cờ bạc, cà phê và cám dỗ của bản thân chỉ để thoả mãn tinh thần nhất thời của chúng ta mà không thể sử dụng hết công xuất, năng lượng của những thứ ta nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Những người khác thì phải chịu đựng nỗi sợ thất bại phi lý, sự cô đơn hoặc lo lắng bởi áp lực xã hội thay vì tìm kiếm hoặc cố gắng tập trung vào khả năng của bản thân để cuốc sông trở nên tốt hơn thậm chí nếu không nói là có thể mang lại một giá trị nào đó để xây dựng một xã hội tốt đẹp. 

Một số khác mất phương hướng cho thực tại và tương lai của mình chỉ vì họ không có cơ hội để tiếp xúc với những thứ có thể giúp họ phát triển hết khả năng của chính họ. Hoặc thậm chí có được cơ hội rất nhiều nhưng chính họ lại không đủ khả năng để nhận ra, thậm chí bị chính những màn mưa trước mắt mà không thể nhìn thấy ngọn núi phía sau.

Và cứ như thế tất cả chúng ta đều tự đánh bại bản thân theo cách riêng của mình – trong mỗi trường hợp là do tâm trí cao hơn của chúng ta mất kiểm soát đầu óc và khiến chúng ta vỗ đôi cánh bướm đêm về phía đèn đường. Một khía cạnh khác chúng ta khám phá cuộc đấu tranh tâm lý cụ thể theo cách khách quan nhất mà chưa ai từng nói với chúng ta – rằng điều liên quan nhất đến cuộc sống của chúng ta về xã hội ngày nay là hàng tá những câu hỏi lớn cần được trả lời: Vấn đề của chúng ta là gì? Ta nên bắt đầu từ đâu? Với khả năng chúng ta có, chúng ta sẽ lựa chọn bằng cách nào? Chúng ta sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn nhất, trải nghiệm cuộc sống thật khác biệt và không hối tiếc ra sao? Hành trình của chúng ta nên bắt đầu từ đâu? Đứng trước sự tàn phá và Vội vã, một cảm giác ám ảnh dai dẳng khi chúng ta nỗ lực quá nhiều nhưng thành quả đạt được chẳng đáng là bao thì bạn nên làm gì?

Vấn đề của chúng ta là gì?

Chúng ta thường suy nghĩ quá nhiều về một điều gì đó thay vì nhấc đít lên và thực hiện nó rồi cứ thế, việc thiết lập sự thúc đẩy tự học không thể được duy trì. Chúng ta lo sợ sự thất bại sẽ cuỗm mất thời gian mà chúng ta có thể làm một thứ khác nữa. Chúng ta bị chia nhỏ vào nhiều mối quan hệ khác nhau. Như tung hứng những quả cầu thuỷ tinh, một khi bạn bỏ rơi mối quan hệ bạn bè, nó sẽ rơi vỡ, hoặc ngả thời gian quá nhiều cho một trong những mối quan hệ tình yêu, gia đình, công việc cũng mang lại một hậu quả tương tự. Nên việc mà chúng ta nên và đang làm là cố gắng thực hiện tốt nhất mọi nghĩa vụ trong các mối quan hệ, nhưng không biết ở khoảng thời gian nào là hợp lý và tối ưu và ở mức độ phù hợp. Điều này buộc chúng ta phải đánh đổi trong việc đưa ra các lựa chọn giành thời gian cho việc gì. Nó không đồng nghĩa với việc rằng bỏ cái này sẽ mất cái kia. Đơn giản chỉ là sự lựa chọn để tối ưu cho một nhiệm vụ cần ưu tiên. Khi còn bé chúng ta thường đợi đến hạnh chót mới vội vàng hoàn thành những công việc cần phải làm, đã đến giờ ăn sáng, đã đến giờ đi học, đã đến giờ làm bài tập, giờ đi tắm, giờ đi ngủ. Nhưng khi lớn hơn chúng ta được đặt ra một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể đi chơi miễn là phải làm bài tập về nhà và hoàn thành thành trước 9 giờ tối. Nhưng khi trưởng thành chúng ta có quyền được lựa chọn, và cuộc sống của chúng ta được hình thành từ những lựa chọn trong cuộc sống này. Thật phức tạp khi chúng ta càng lớn, lại càng có nhiều cái cớ để chúng ta tin rằng mọi chuyện – đơn giản phải được thực hiện. 

Kỳ vọng quá nhiều, vượt quá năng lực và cam kết thái quá đã trở thành tình trạng chung. Đó là khi cuộc chiến tìm kiếm hành trình đúng đắn diễn ra quyết liệt. Thiếu công thức ra quyết định rõ ràng, chúng ta rơi vào trạng thái phản ứng và sa đà với những cách thức ra quyết định quen thuộc và dễ dãi. Kết quả là chúng ta tuỳ tiện lựa chọn những cách tiếp cận làm xói mòn hiệu quả và thành công của chính mình. Vô tình ta tự biến ta trở thành một nhân vật đang hoảng sợ trong một bộ phim kinh dị.

Điện thoại là thứ hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta đến nỗi nó trở nên quá bình thường, nó giống như việc chúng ta thở, chúng ta ăn, và mọi thói quen đều xoay quanh nó. Như thể thiếu nó thì chúng ta sẽ chết đi. Chúng ta bị động quá nhiều trong môi trường mạng xã hội, mọi thứ xung quanh trừ khi điều đó ảnh hưởng đến việc “sống còn” (cơm áo gạo tiền) ngay tức khắc ít nhất là tương lai trước mắt của chúng ta. Buộc phải đi làm kiếm tiền để có một thứ gì đó để duy trì cuộc sống hiện tại. Còn tương lai và đam mê là một thứ gì đó xa vời khi chẳng có gì trong tay ngoài vài triệu đồng để duy trì cuộc sống hàng ngày khi biết chắc rằng nếu thiếu nó thì cuộc sống coi như chẳng còn ý nghĩa gì huống chi thực hiện Hoài bão của bản thân.

Ta nên bắt đầu từ đâu?

Chúng ta luôn đặt ra câu hỏi cho bản thân:làm thế nào để sống một cuộc sống mà chúng ta mon ước mà quên rằng quên mất một thực tế rằng dù đau đáu về một cuộc sống như thế nhưng chúng ta vẫn đang quẩn quanh với những lịch trình hàng ngày, những việc làm nhàm chán đến mức gần như làm tê liệt ý chí vùng vẫy thoát ra khỏi nó, chỉ bởi đã bị vắt kiệt sức. Chúng ta muốn sống khác, nhưng vẫn xem TikTok, IG, FB mỗi ngày, sử dụng điện thoại một cách điên cuồng như thể chúng ta đang tiêu thụ những thông tin khiến bản thân tốt lên mỗi ngày, vẫn chấp nhận và gắn bó với công việc bản thân không thích.

Chúng ta được sống và lớn lên trong môi trường khác nhau và mang trong mình một lăng kính nhìn nhận và khả năng áp dụng những gì chúng ta học được cũng khác nhau. Có người chẳng có mối quan hệ gia đình đầy đủ, bạn bè và tình yêu cũng vậy, họ có mối quan hệ công ty, các mối quan hệ phù hợp với tính cách, niềm đam mê, sở thích cá nhân của họ, thậm chí là những mối quan hệ không mong muốn. Nhưng chúng ta đều sống trong cùng một hành tinh, chung một bầu không khí, được tận hưởng những giá trị của xã hội để lại, ít nhất là có chung một nền văn hoá sống, lao động, làm việc và học tập. Ta tự hỏi Tại sao lại có người thành công hơn người khác còn bạn thì không? Việc bạn chỉ khao khát, thèm muốn và thực hiện một vài hành động đơn lẻ thôi là không đủ, bởi nếu thực sự muốn thay đổi và có một cuộc sống tốt hơn, cần phải có tổng hoà đến nhiều yếu tố. Nhưng trước tiên xuất phát từ bên trong chúng ta.

Bậc thang thấp nhất cho việc thực hiện hành vi chính là niềm tin.

Niềm tin – Điều đầu tiên cần làm khiến chúng ta có cơ hội về đích trước người khác.

Những gì tôi tin là đúng! Hình thành những niềm tin mù mờ về tương lai. Lại nhắc đến việc học, Học giỏi để làm gì? Tôi không có ý chỉ trích hay bình phẩm theo cách tiêu cực về vấn đề này, hoặc không có khả năng để làm điều đó. Đây chỉ là dẫn chứng nhỏ trong cách đánh giá và đưa ra lí lẽ của mình mà thôi. Bạn có tin chắc chắn rằng học giỏi, thật giỏi sẽ đảm bảo chúng ta có một công việc thành công tuyệt vời trong tương lai như chúng ta mong muốn hay không? Hay chỉ là một sự ám thị mù quáng mà chúng ta theo đuổi khi chúng ta không thể tưởng tượng hình hài của bản thân mãi cho đến khi mình chính thức đặt chân tới khoảng thời gian ở tương lai mà quá khứ ta từng tưởng tượng. Trong cuốn “Nghệ thuật duy trì phong độ – SENBASTIAAN KODDEN” có viết rằng: Đừng bao giờ kể về những chiến tích của bạn trong quá khứ, bởi nó không đảm bảo rằng bạn sẽ đạt được nó một lần nữa trong tương lai. Đúng vậy. Động lực để đạt được một thành tích nào đó trong tương lai đến từ việc liên tục học tập và không ngừng duy trì nó từ trong chính bên trong con người chúng ta chứ không phải đến từ những kết quả đạt được trong quá khứ, Có chăng chiến tích ở quá khứ chỉ là một phần động lực không để bản thân xấu hổ với chính nó nếu tương lai thất bại. Từ đó chúng ta không ngừng cố gắng hành động để chứng minh rằng chúng ta đang đúng cả trong quá khứ và hiện tại. Tôi chắc chắn rằng trong số chúng ta đã ít nhất một lần nhận ra rằng học giỏi, học nhiều, học một cách máy móc không để khẳng định rằng ta không thể thất bại, đó là khi, trong chính những gì bạn “tưởng và trông đợi” vào một người bạn nào đó đã thực sự thành công trong quá khứ của mình và cuối cùng họ thất bại- nó xoá tan đi niềm tin tuyệt đối của bạn vào những gì bạn cho là đúng ở quá khứ. Bởi cuộc sống đời thực là nơi giao thoa của nhiều yếu tố và con người chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi để học nếu cần thiết khoảng 20 năm, từ lúc 6 tuổi đến 26 tuổi, khoảng thời gian chung này. Được ưu tiên, và sau đó chúng ta bước vào một cuộc sống lao động và mưu sinh. Thậm chí có nhiều người chưa biết được điều họ thực sự mong muốn nên việc tiếp tục học tập và phát triển có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn. Đó là một cuộc hành trình đấu tranh dài hơi mà chúng ta không thể biết chắc chắn kết quả trong tương lai mà bạn trông đợi vào những gì bạn tin tưởng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng Con người sẽ lựa chọn cách mà họ sống, học tập và làm việc bằng trí thức, lao động cơ học, hoặc làm bằng bất cứ cách nào mà họ muốn và đều hướng tới một “cuộc sống mà thực tế cần họ và họ cần có hạnh phúc với những thứ họ làm miễn là niềm tin của họ đủ lớn”.

Nhận thức – nhận thức của chúng ta về thực tế, thúc đẩy hành vi của chúng ta và định hình những câu chuyện cuộc đời của chúng ta.

Giống như lịch sử đã xảy ra theo cách nó đã làm trong quá khứ và những gì chúng ta tin hôm nay sẽ viết nên câu chuyện về tương lai của chúng ta. Trong quá khứ, những cuộc xung đột chiến tranh xuất phát từ mâu thuẫn,  bất đồng quan điểm nhận thức giữa các giai tầng, vùng miền khác nhau diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Khi thế giới nhận thức những cuộc chiến tranh gây ra hậu quả thiệt hại nghiệm trọng đối với xã hội cũng là một báo hiệu hành vi (hành động) cần phải chuyển sang một cuộc đấu với hình thức khác là hình cuộc chạy đua kinh tế giữa các nước trong một môi trường hoà bình thay vì để mất nhiều nguồn lực cho những cuộc chiến tranh. 

Nhận thức thay đổi khi những hành động và mục tiêu mang lại kết quả khác nhau, và trong hành trình thực hiện những gì chúng ta (xác định) xuất hiện những rào cản, cảm nhận và nhiều thứ khác khiến ta thay đổi nhận thức.

Chúng ta thường có cảm giác và lầm tưởng rằng mình chỉ trở nên khó khăn và rắc rối bởi những điều chúng ta không biết. Nhưng sự thật là chúng ta không tin tưởng vào bản thân và những điều chúng ta học được để giải quyết những vấn đề xảy ra. Và khi không xử lý được vấn đề của mình, bạn thường bị mất sự tự tin khi gặp những vấn đề tương tự. Nhưng đừng lo:“Những gì bạn không biết không phải là thứ kéo bạn sa vào rắc rối. Những gì bạn khẳng định biết chắc chắn chưa chắc đã là như vậy – Mark Twain”.  Vấn đề là chúng ta thường có xu hướng hành động dựa trên những gì chúng ta tin tưởng, ngay cả khi những gì chúng ta tin không phải là những điều chúng ta nên làm. Thật không may, chúng ta đã tin tưởng vào quá nhiều thứ và thường xuyên để những “thứ khác” đánh lạc hướng suy nghĩ, hướng hành động sai lệch và trì hoãn sự lựa chọn của chúng ta khiến chúng không được tối ưu.

Vậy Liệu chúng ta có tin vào những điều cuối cùng chúng ta tin không?

Cuộc sống quá ngắn ngủi để ta chạy theo những giấc mơ viển vông. Nó cũng quá quý giá để ta phó mặc cho những may rủi. Những giải pháp thực sự mà chúng ta đang tìm kiếm luôn ẩn mình trong những tầm nhìn giản đơn; và thật không may, chúng lại bị che khuất bởi những lời nói xàm, hàng loạt những “lẽ thường” mà vô nghĩa. Theo thời gian, những câu chuyện, tâm lý ngờ vực xuất hiện thường xuyên đến mức chúng ta cảm thấy quen thuộc và bắt đầu coi đó là sự thật hiển nhiên. Ví dụ như: Nếu bạn đi đi với một người khác giới khi đã lập gia đình – Có một câu chuyện diễn ra xung quanh nó- và khi có quyết định ly hôn- và một cái mác ngoại tình sau đó được gắn trên người bạn là một điều hiển nhiên mà người đời không cần biết rằng bạn đã chịu đựng cảnh bạo lực và áp lực với cuộc sống mà đối phương mang lại. Đó quả thực là một lẽ thường tình mà theo tôi, nó chẳng quan trọng lắm đối với cuộc sống của bạn đâu, nên đừng quá quan tâm. Chúng ta chỉ có thể dẫn câu chuyện đến đó mà không cần đưa nó đến hồi kết bởi, chúng ta không có bổn phận hoặc không có khả năng để làm vậy. 

Hành trình của chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CÁ NHÂN LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG

Mục đích sống của chúng ta hình thành từ chúng ta có một niềm tin. Và hành động cho mục tiêu ấy. Những câu hỏi xuất hiện, mình làm việc đó với mục đích gì? Mình có thực sự yêu thích và đam mê với điều đó không? Ý nghĩa của niềm tin và hành động đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của bản thân là gì?

Tại sao mỗi cá nhân của chúng ta lại hành động theo cách khác nhau và mang trong mình một giá trị riêng khác biệt. Nhưng nó đều hướng đến sự tiến bộ và văn minh của xã hội – mục đích và ý nghĩa mỗi cá nhân thúc đẩy họ làm như vậy. Chúng ta muốn khác biệt theo cách riêng từ khả năng và cách nhìn nhận đánh giá thế giới của bản thân nhưng đều dựa trên một hệ tư tưởng nguyên thuỷ cơ bản. Còn việc bắt trước theo những giá trị của người khác và áp dụng lên chính cơ thể của mình chỉ làm chúng ta trở nên mệt mỏi và bất lực mỗi khi phải tìm kiếm thêm một thứ gì đó mà chúng ta không thực sự biết nó là gì. Bạn ngại nhìn người khác đồng nghĩa với việc bạn không thể cảm nhận được chính mình. Đó là lý do tại sao mục đích và ý nghĩa cá nhân là cực kỳ quan trọng. 

Mục đích và ý nghĩa cá nhân không thực sự dễ hình thành và cảm nhận một cách rõ ràng. Nó không đơn giản như những môn học với lịch trình dày đặc khi còn đi học trên ghế nhà trường. Tôi có tâm sự với một người bạn rằng: mục tiêu cá nhân nào khiến bạn muốn trở thành một người được công nhận và nổi tiếng trong khi em là một người con gái bình thường và đã trở nên tuyệt vời hơn rất rất nhiều người ngoài kia, việc gì em phải tranh đấu và cố gắng một cách mù quáng và đánh mất thời gian quý giá của tuổi thanh xuân khi còn học dưới một trường đại học uy tín? Đành rằng tính cách và con người em đã sẵn có như thế, tốn công sức quá nhiều mà thành quả nhận lại chẳng đáng là bao. Vậy thì mục tiêu và ý nghĩa cá nhân ở đây là gì, Khi mọi người đều nhận ra rằng em đang cố gắng một cách mù quáng chỉ để được người khác nhìn thấy em là người tuyệt vời nhất. Trong khi có hàng tá những cách để thể hiện tài năng của em theo một cách khác tuyệt vời hơn thì em không làm. Đôi khi sự lầm tưởng và ảo tưởng về bản thân sẽ khiến chúng ta lệch ra khỏi đường ray mà chúng ta đã định sẵn trên hành trình của mình. Mục đích, ý nghĩa cá nhân sẽ dần được củng cố và hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển của bản thân. Nó liên quan đến việc thực sự muốn gì, thích gì từ đó khiến chúng ta hành động để hiện thực hoá những gì ta đã lựa chọn. 

Đôi khi không nhận thức về chính bản thân mình là một trở ngại lớn khi ta mải kiếm tìm và lao đầu vào những mục tiêu mà quên đi việc ngồi lại với chính bản thân mình. Chúng ta luôn có những lý lẽ cá nhân để biện hộ cho lựa chọn của mình, mặc dù bản thân có thể biết điều đó là sai, nhưng  sự cám dỗ luôn xảy ra và chúng ta thường không có  khả năng chống lại cám dỗ.

LÀM SAO ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG KHÁC BIỆT

Với khả năng điều kiện vốn, có chúng ta sẽ lựa chọn như thế nào? Chúng ta sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn và trải nghiệm cuộc sống thật khác biệt ra sao?

Cuộc sống luôn có nhiều sự lựa chọn, việc lựa chọn luôn xảy ra trong cuộc sống này. Có thể bạn lựa chọn cho mục đích cá nhân tập thể hoặc lựa chọn không mang một mục đích gì cả. Và Đôi khi chúng ta cũng không có một lựa chọn nào khác.

Đưa ra quyết định đúng đắn là một khó khăn, nhưng không phải là không thể, đôi khi bạn đã quyết định lựa chọn một hành động, chắc chắn bạn đã ưu tiên và dành hết mọi niềm tin đổ dồn và nó. Nhưng đôi khi chính quyết định đó làm bạn hiểu ra rằng quyết định ưu tiên số 2 mà bạn từ bỏ mới là điều khiến bạn hạnh phúc nhất, Nhưng bạn đã bỏ lỡ nó. Phải chăng khi ta Thất bại bởi quyết định đầu tiên của mình, bạn mới hối hận và nhận ra sự sai lầm trong việc lựa chọn quyết định thực hiện ưu tiên số 1. Và liệu bạn có còn cơ hội làm điều thứ hai không, vẫn có, nhưng cần một khoảng thời gian lâu hơn. Nó là một trải nghiệm khiến bạn dè dặt hơn trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời của mình, trong những lần tiếp theo. 

Vẫn là công nghệ số 5.0, internet và không gian mạng. Nó đã xâm chiếm lấy mọi hoạt động sống của chúng ta ra sao? Sự kiểm soát của nó ảnh hưởng lớn như thế nào đến cuộc sống hiện tại của chúng ta như thế nào? Chính từng cá nhân chúng ta mới là người hiểu rõ nhất. Lợi ích kèm cơ hội cao ngất ngưởng đến mức ta có thể có doanh thu nghìn đô, có danh tiếng, uy tín và được công nhận bởi sự thành công. Nhưng những rủi ro mất việc làm, bị lừa đảo, quấy rối, bạo lực, .v.v là điều khó tránh khỏi và chúng vẫn luôn xảy ra. Điều tôi muốn nói ở đây chính là: Hãy dần bước ra khỏi thế giới ảo, tận hưởng một chút thế giới thực, nếu như nó có khắc nghiệt đến mấy. Thì đó mới là cuộc sống hiện tại mà bạn phải đối mặt. Hoặc không bạn hãy trải nghiệm ở cả hai thế giới. Đó là cuộc sống bắt buộc bạn không thể từ chối nó. Quan trọng là bạn kết hợp những lựa chọn đó như thế nào mà thôi. 

Hãy tạo ra một cách sống khác biệt có ý nghĩa đối với chính bản thân mình từ những lợi thế của công nghệ mang lại.

Điều gì chúng ta sẽ sử dụng, có thể sử dụng trong một thế giới vượt ngoài tầm kiểm soát của mình. Trí thông minh, sự không ngoan và kỷ luật bản thân để tránh khỏi mọi cám dỗ.

Trong trong một thế giới không gian mạng không thể kiểm soát là thứ chúng ta thoải mái trong sự lựa chọn của mình nhưng nó cũng tạo ra sự bế tắc trong mỗi sự lựa chọn bởi lòng tham của chúng ta. luôn muốn là mọi thứ vượt khỏi khả năng của bản thân. Cũng chính sự tò mò, Hoài nghi khả năng bản thân mà dám dẫn thân vào những thử thách của thế giới công nghệ số mà bản thân không thể kiểm soát. Mãi đến khi time out ta mới ngỡ người ra rằng mình còn công việc chưa được hoàn thành. Nó giống như việc còn 5 phút trước khi hết thời gian làm bài, ta mới vội khoanh những đáp án cho những câu hỏi còn lại mà biết trước rằng kết quả gần như bằng con số 0, đó là tâm lý xuất hiện và xảy ra không loại trừ một ai. 

theo dõi trang cá nhân, riêng tư của mình tại đây
https://.www.facebook.com/lyvanhung21111

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *